Kinh doanh nhà hàng chưa bao giờ là đơn giản. Bên cạnh các vấn đề về việc vận hành thì việc tính chi phí và điểm hòa vốn là một điều khiến không ít chủ quán phải đau đầu. Bởi vì đây chính là mấu chốt giúp người quản lý xác định được tình hình kinh doanh nhà hàng hải sản đang lời hay lỗ và mục tiêu bán cho mỗi tháng là bao nhiêu. Hiểu được điều đó, hãy cùng với chúng tôi điểm qua cách tính chi phí mở nhà hàng hải sản cực kỳ dễ hiểu và đơn giản cho người mới bắt đầu thôi!
Các chi phí mở nhà hàng hải sản sẽ bao gồm những gì?
Trước khi điểm qua công thức thì bạn cần phải xác định được các chi phí mở nhà hàng gồm những gì? Đầu tiên, bạn cần nắm được 2 khái niệm cực đơn giản nhưng lại rất quan trọng:
- Chi phí cố định
- Chi phí biến đổi
Chi phí cố định là gì? Chi phí cố định khi kinh doanh nhà hàng hải sản sẽ bao gồm những gì?
Chi phí cố định còn có một tên gọi khác là định phí. Như tên gọi, chi phí cố định tức là những số tiền mà bạn bỏ ra để duy trì kinh doanh nhà hàng hải sản mà chúng cố định theo thời gian, không bị thay đổi bởi doanh thu. Nếu như doanh thu tăng thì định phí cũng không thay đổi. Để có thể giúp bạn dễ hiểu hơn, thông thường chi phí cố định sẽ bao gồm:
- Tiền thuê mặt bằng
- Chi phí thiết kế hình ảnh nhà hàng hải sản.
- Chi phí xây dựng.
- Chi phí khấu hao. Ví dụ như tiền bạn mua một thiết bị như bếp gas là 10 triệu và thời gian sử dụng là 10 năm. Vậy thì mỗi 1 năm chi phí khấu hao của bếp gas là 1 triệu.
- Chi phí vận hành. Ví dụ như tiền điện, tiền nước, tiền gas,…
- Chi phí cơ hội. Ví dụ như thay vì kinh doanh nhà hàng hải sản, bạn tiếp tục công việc văn phòng với mức lương 8 triệu. Vậy thì ở đây chi phí cơ hội của bạn sẽ là 8 triệu cho mỗi tháng.
Chi phí biến đổi là gì? Chi phí biến đổi khi kinh doanh nhà hàng hải sản sẽ bao gồm những gì?
Tương tự như vậy, chi phí biến đổi là những khoản phí mà bạn phải chi trả khi kinh doanh nhà hàng hải sản mà chúng sẽ thay đổi bởi quy mô sản xuất, doanh thu. Cụ thể hơn, thông thường khoản tiền này sẽ tỉ lệ thuận theo doanh thu của quán. Doanh thu tăng thì chắc chắn chi phí biến đổi cũng sẽ tăng. Một số ví dụ mà bạn có thể tham khảo nhằm hiểu hơn về định nghĩa này:
- Chi phí nguyên liệu hải sản thay đổi theo mùa, ngày, giờ.
- Chi phí bao bì, chén, dĩa, muỗng, đũa.
- Chi phí marketing nhà hàng hải sản. Ví dụ như tiền chạy quảng cáo, tiền thuê influencers,….
- …
Đây là một trong những chi phí mở nhà hàng hải sản khó xác định nhất vì chúng thường xuyên thay đổi.
Cách tính điểm hòa vốn dựa trên chi phí mở nhà hàng hải sản đơn giản
Câu chuyện kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc liệt kê và tính tổng chi phí mở nhà hàng là đủ. Chúng chỉ giúp cho bạn hiểu được một phần quy mô hoạt động kinh doanh và là cơ sở để tính điểm hòa vốn.
Hiện tại có rất nhiều công thức tinh điểm hòa vốn khác nhau. Tuy nhiên chúng tôi chỉ đưa cho bạn 2 công thức chính đơn giản và dễ hiểu nhất.
Công thức 1
Điểm hòa vốn (số sản phẩm mà bạn cần bán) = (Chi phí cố định + Chi phí biến đổi) : Lãi/ sản phẩm
Ví dụ: Bạn tính được chi phí mở nhà hàng hải sản của bạn bao gồm phần cố định là 200 triệu và biến đổi là 150 triệu cho mỗi tháng. Mỗi phần hải sản bán cho khách bạn dự tính lời 50k. Do đó bạn sẽ có:
(300 triệu + 200 triệu): 50k = 7000
Như vậy mỗi tháng bạn phải bán tương đương 7000 sản phẩm hoặc mỗi ngày bạn phải bán hơn 233 dĩa hải sản thì mới có thể hòa vốn.
Công thức 2
Điểm hòa vốn (số sản phẩm mà bạn cần bán) = Chi phí cố định : (Giá bán trung bình – Giá bán trung bình x % lãi/ sản phẩm)
Ví dụ: Bạn tính được chi phí mở nhà hàng hải sản chỉ riêng phần cố định là 200 triệu. Trung bình giá bán các món ăn của bạn là 50k cho một phần. Ngoài ra bạn dự tính lãi là 30% cho mỗi phần hải sản mà bạn bán ra, ta sẽ có:
200 triệu : (50k – 50k x 30%) ≅ 5715
Vậy nên mỗi tháng bạn cần phải bán tương đương 5715 sản phẩm hay khoảng hơn 190 phần hải sản mỗi ngày thì mới đạt được điểm hòa vốn.
Bạn nên chọn công thức nào khi tính điểm hòa vốn dựa trên chi phí mở nhà hàng hải sản?
Như đã nói, chúng ta sẽ có rất nhiều công thức khác nhau. Mỗi công thức sẽ phản ánh được một mặt của việc kinh doanh nhà hàng hải sản. Nếu như trong lúc tính bạn liệt kê các chi phí càng kỹ, chi phí càng sát với thực tế thì kết quả sẽ càng chính xác. Vậy thì bạn nên chọn công thức nào để áp dụng?
Công thức 1 sẽ phù hợp với những bạn:
- Kinh doanh nhà hàng hải sản quy mô nhỏ, nhà hàng gia đình.
- Áp dụng công thức tính đơn giản.
- Giá của mỗi phần ăn không quá chênh lệch.
- Tính lãi theo một số tiền cố định cho mỗi phần ăn khác nhau. Ví dụ: Dù phần hải sản 50k hay 60k thì bạn dự tính lãi nhận được đều là 30k cho mỗi phần.
Công thức 2 sẽ phù hợp với những bạn:
- Kinh doanh nhà hàng hải sản quy mô trung bình trở lên
- Tính lãi theo số phần trăm trên mỗi sản phẩm.
- Giá của mỗi phần ăn chênh lệch.
Làm sao để tối đa hóa chi phí mở nhà hàng hải sản?
Có thể thấy kinh doanh chưa bao giờ là đơn giản. Việc tính được điểm hòa vốn cũng chỉ là một cột mốc để chúng ta tính toán và lên kế hoạch buôn bán phù hợp. Vậy làm sao để chúng ta có thể tối đa hóa chi phí mở nhà hàng hải sản? Hãy cùng điểm qua một số điểm lưu ý sau đây nhé!
Đầu tư vừa đủ vào marketing nhà hàng hải sản
Hình ảnh nhà hàng hải sản luôn là một trong những chi phí biến đổi chiếm tỉ lệ lớn khi kinh doanh. Đây cũng là một điều dễ hiểu khi ngành F&B càng ngày càng xuất hiện đối thủ cạnh tranh. Cách tốt nhất để bạn có thể làm bản thân nổi bật hơn đó chính là đầu tư vào hình ảnh nhà hàng hải sản thông qua marketing. Vậy bao nhiêu tiền đổ vào marketing nhà hàng hải sản là đủ?
Bạn có thể tự mình vận hành các trang mạng xã hội để tiết kiệm chi phí marketing hải sản. Cụ thể hơn đó chính là sử dụng Tiktok với cái video ngắn để dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Cách làm này không quá phức tạp nhưng lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí thay vì thuê influencer hay KOL, KOC quảng cáo.
Ngoài ra đầu tư vào đầu phục cũng là một cách đẩy mạnh hình ảnh nhà hàng hải sản. Đồng phục thì bất kỳ nhà hàng nào cũng nên có. Chúng không chỉ xây dựng một hình ảnh nhà hàng hải sản đẹp mắt, còn giúp cho nhân viên thoải mái hơn khi làm việc tại quán. Một thiết kế đồng phục tốt khi đáp ứng được:
- Chất liệu thấm hút mồ hôi cao
- Đáp ứng được đặc điểm nhận dạng hình ảnh nhà hàng
- Kiểu dáng gọn ghẽ cùng màu sắc phù hợp.
Áp dụng phương pháp JIT nhằm tối đa hóa chi phí mở nhà hàng hải sản
Nếu ở trên đã đề cập đến các phương pháp liên quan đến mảng marketing nhà hàng hải sản thì tại đây chính là bí quyết giúp bạn tối đa hóa khâu vận hành. Mọi người vẫn truyền tai nhau cách tối nhất để tối đa hóa chi phí mở nhà hàng hải sản chính là phương pháp JIT. JIT chính là từ viết tắt cho Just In Time. Để có thể áp dụng JIT trong khâu vận hành kinh doanh nhà hàng hải sản, bạn cần đáp ứng:
- Đúng sản phẩm
- Đúng số lượng
- Đúng nơi
- Đúng thời điểm
Bạn có thể áp dụng phương pháp này thông qua các hoạt động như:
- Nhập những lô hàng nhỏ nhưng chu kỳ ngắn.
- Khuyến khích khách hàng order, đặt trước bàn, món ăn trước 1 ngày hoặc vài tiếng.
- Hạn chế hàng tồn.
- Sử dụng các hệ thống quản lý thông tin để hỗ trợ
- …
Tổng kết
Trên là những công thức và thông tin về chi phí mở nhà hàng hải sản. Mong là các chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trên con đường kinh doanh của bản thân. Và nếu như bạn vẫn đang tìm kiếm một nơi uy tín nhằm trao niềm tin trong việc gia công đồng phục đa ngành thì hãy liên hệ với Nadi.
Nadi đã có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực đồng phục cho các doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước. Do đó chúng tôi luôn đảm bảo mang lại chất lượng về:
- Các dịch vụ tiền và hậu mãi.
- Dàn nhân viên lành nghề.
- Từng đường may, mũi chỉ.
- Chi phí gia công cạnh tranh.
Mọi thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Nadi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!