Trên thị trường có rất nhiều loại vải đẹp, bền thường được sử dụng, ở loại đều có ưu nhược điểm riêng khiến cho các bạn gặp khó khăn khi ra quyết định chọn mua. Bài viết hôm nay Nadi sẽ giới thiệu cho các bạn những loại vải thun co dãn phổ biến hiện nay và phân tích những ứng dụng của nó để giúp các bạn thuận lợi hơn khi mua hàng

Vải thun là gì?

Chất liệu này còn được biết đến với tên gọi khác là vải thun cotton co giãn. Đây là loại vải được yêu thích bậc nhất, sử dụng rất rộng trong ngành công nghiệp may mặc. Loại vải này có thành phần cấu tạo chủ yếu là từ cotton.

Vải thun

Vải thun

Tỷ lệ bông tự nhiên trong đó lên tới 95%. Khi sử dụng, bạn có thể kéo vải theo bất kỳ chiều nào nó cũng co giãn. Chính đặc điểm này khiến nó được gọi với tên vải thun co giãn 4 chiều. Và đặc tính này được làm nên một phần nhờ sợi Spandex.

 Những Loại Vãi Thun Co Dãn Phổ Biến Hiện Nay

Có rất nhiều loại vải thun cao cấp đang hiện có trên thị trường hiện tại và đang phát triển thành rất nhiều kiểu khác nhau trong đó có: Vải thun BambooVải thun ModalVải thun lạnh….và cũng sẽ có một số loại thun đặc trưng như sau:

Vải thun co dãn Cotton

Vải thun cotton hiện đang có hai dòng chính được nhiều người quan tâm đó là dòng co dãn 2 chiều và 4 chiều có nguồn gốc từ sợi bông ( xenlulozo ). Trong đó loại 4 chiều sẽ có khả năng co dãn tốt hơn hẳn 2 chiều, có độ thấm hút mồ hôi tốt và giá thành cũng cao nhất.

Vải thun co dãn CVC

Thun CVC còn được gọi với tên là thun 65/35 vì thành phần bên trong sẽ chứa 65% cotton, còn lại đó là 35% Polyetylen. Loại vải này thường được dùng để may nên các loại áo thun cao cấp để phục vụ các vận động viên thể hình, thể thao.

Vải thun co dãn TC

Với tên gọi khác là vải thun Tixi hay còn gọi là thun 35/65 vì chứa 65% polyetylen và 35% cotton. Đây là dòng vải được sử dụng phổ biến nhất và giá thành cũng nằm ở phân khúc tầm trung phù hợp với mọi người.

Vải thun co dãn PE

PE được viết tắt theo tên của thành phần Polyetylen, có nghĩa là loại vải này chứa 100% thành phần là polyetylen với độ bền rất cao và không bị nhàu, tuy nhiên đây cũng là loại vải có độ co dãn thấp.

Vải thun co giãn Lạnh

Vải thun lạnh được làm hoàn toàn từ 100% thành phần Polyetylen. Khả năng co dãn 2 chiều và 4 chiều rất tốt là điểm nổi bật của loại vải này, đặc biệt là bề mặt vải thường bóng loáng và không có lông, thường được sử dụng để in chuyển nhiệt và nhiều ứng dụng khác.

Ứng dụng của vải thun co dãn

Vải thun cotton được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, nhưng nổi bật nhất là trong ngành may mặc. Cụ thể như sau:

Ứng dụng của vải thun

Ứng dụng của vải thun

Sản xuất quần áo

Hầu hết các sản phẩm quần áo từ mùa đông đến mùa hè đều sử dụng vải cotton như: Áo sơ mi, áo thun, quần áo thể thao… Loại vải này có độ bền cao theo thời gian và khả năng thấm hút tốt nên được nhiều người yêu thích.

Sản xuất chăn, ga, gối, đệm

Vải cotton cũng là một trong những nguyên liệu thường dùng để làm vỏ chăn, ga, gối, đệm. Vải có độ thấm hút mồ hôi khá tốt và mang lại cảm giác thoáng mát, dễ chịu cũng như an toàn cho sức khỏe người dùng. Hiện nay có nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng loại vải này như: Everhome, Dreamland, Everon, Hanvico…

Sản xuất các sản phẩm trong gia đình

Nhiều sản phẩm được dùng trong gia đình có sử dụng vải thun cotton như: Khăn tắm, rèm cửa, khăn trải bàn, khăn choàng, thảm trải… Với khả năng thấm hút tốt, độ bền cao nên loại vải này luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình.

Cách bảo quản vải thun co dãn

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết bảo quản vải thun  đúng cách để đảm bảo độ bền đẹp theo thời gian:

Cách bảo quản vải thun

Cách bảo quản vải thun

  •  Sau khi mua quần áo hay sản phẩm làm từ vải thun, các bạn không nên giặt ngay bằng xà phòng. Thay vào đó, hãy giặt lần đầu bằng nước sạch để tránh bay màu vải.
  • Khi giặt không nên ngâm vải dưới nước trong thời gian dài, sẽ làm cho hình in trên áo cũng như màu vải dễ bị phai, mất đi màu sắc tươi tắn vốn có.
  • Không nên phơi quần áo, sản phẩm từ vải thun  dưới ánh nắng trực tiếp mà chỉ nên phơi ở nơi bóng râm, thoáng mát để không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của vải.
  • Khi không dùng đến vải, các bạn nên cất gọn ở những nơi khô ráo vì vải có khả năng thấm hút cao rất dễ bị hư hỏng hoặc thâm kim.

Tạm kết

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây của Nadi đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được đặc điểm và công dụng của các loại vải thun phổ biến trên thị trường hiện nay. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến các loại vải thun thì hãy liên hệ ngay với Nadi hoặc comment bên dưới để chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé. 

Để lại một bình luận