Vải satin hay vải sa tanh là loại vải có nguồn gốc lâu đời nhất. Gắn liền với sự gợi cảm và sang trọng, vải satin cao cấp luôn được người tiêu dùng yêu thích, đặc biệt là phái đẹp chúng ta. Các loại vải lụa satin luôn giúp người mặc khẳng định đẳng cấp mỗi khi xuất hiện trước đám đông. Trong bài viết này, mời bạn cùng May mặc Nadi cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu này nhé!

Vải satin là gì

Vải satin (hay còn gọi là vải sa tanh) là một người “họ hàng” khác của vải lụa. Satin là cách gọi kỹ thuật dệt vân đoạn. Cấu trúc sợi vải trở được xếp chặt chẽ hơn nhờ quá trình đan kết các sợi ngang và sợi dọc với nhau. Vào thời trước thì vải satin chỉ được làm từ sợi tơ tằm hoặc cotton. Ngày nay, các loại sợi tổng hợp như sợi polyester, sợi visco,… cũng được dùng để dệt vải. Vải satin có màu óng ánh rất đẹp. Vải có bề mặt mịn màng và đặc biệt không bám bụi. Đây là loại vải có chất lượng tốt nhất so với các loải vải khác trên thị trường hiện này.

 

Vải satin (hay còn gọi là vải sa tanh) là một người “họ hàng” khác của vải lụa

Vải satin (hay còn gọi là vải sa tanh) là một người “họ hàng” khác của vải lụa

Nguồn gốc vải Satin

Từ hơn hai nghìn năm trước, Trung Quốc đã phát minh ra kỹ thuật dệt lụa satin. Kỹ thuật này vốn là một bí mật quý giá mà người Trung Quốc đã cố gắng bảo vệ trong thời gian dài. Nhưng cuối cùng vẫn bị lan truyền sang các quốc gia lân cận như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và các nước Nam Á khác.

Trên con đường tơ lụa, vải tơ tằm đã hiện diện vào cuộc sống của người Phương Tây từ thời Hy Lạp cổ đại. Nhưng phải đến thời Trung Cổ, người ta mới bắt đầu sản xuất vải tại Châu Âu. Giá vải siêu đắt đỏ vì sự kham hiếm của lụa nên đã hạn chế số lượng thành phẩm. Vải satin chỉ được sử dụng để may trang phục giới thượng lưu và các vật dụng tại nhà thờ. Đặc biệt vào năm 1970, đồ corset sa tanh trở thành xu hướng thời trang nổi bật.

Vào năm 1970, đồ corset sa tanh trở thành xu hướng thời trang nổi bật.

Vào năm 1970, đồ corset sa tanh trở thành xu hướng thời trang nổi bật.

Phân loại vải 

Satin Lụa

Vải lụa satin được dệt từ những sợi tơ tằm thượng hạng. Nó có độ óng ánh tự nhiên bắt mắt vô cùng thu hút. Được chắt lọc từ những sợi tơ tằm mỏng và mềm nhất. Người ta đã dệt nên những thớ vải satin cao cấp nhất. Chính vì thế, giá thành vải luôn đắt đỏ và vải được chủ yếu để may các trang phục cao cấp.

Satin Cotton

Cuối thời kỳ Phục hưng, kỹ thuật dệt satin đã được mở rộng đến Anh, Hà Lan, Pháp và các thuộc địa của Mỹ. Ngoài sợi tơ tằm, vải satin cũng bắt đầu được dệt bằng sợi bông cotton mịn (thường là bông Ai Cập). Do vậy vải có giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, chất liệu cotton còn giúp vải đứng dáng hơn và độ bền cao hơn.

Ngoài ra, còn có các biến thể khác như satin antique, baronet, charmeuse,…

Ưu nhược điểm vải satin là gì

Ưu điểm

Vẻ đẹp óng ánh trên bề mặt vải là đặc trưng mà ít loại vải nào sánh được. Bên cạnh đó, vải rất mỏng nhẹ, cảm giác vô cùng mềm mịn khi sờ vào. Đặc biệt vải không gây dị ứng đối với làn da. Vải còn có thể giúp điều hòa thân nhiệt tốt. Vải thấm hút mồ hôi rất tốt và thoáng mát và khi mặc vào mùa hè và giữ ấm cơ thể vào mùa đông. Bên cạnh đó, màu sắc vải rất đa dạng giúp người may mặc dễ dàng chọn được gam màu phù hợp.

Màu sắc đa dạng phù hợp với sở thích người tiêu dùng

Màu sắc đa dạng phù hợp với sở thích người tiêu dùng

Nhược điểm

Vải satin có bề mặt khá trơn nên sẽ gây khó khắn cho thợ trong việc luồn mũi kim vào sợi vải. Vải cũng rất khó giữ nếp. Đặc biệt dễ bị xước bởi các vật sắc nhọn như móng tay của chúng ta. Khâu bảo quản và giặt giũ cũng rất cầu kỳ nếu muốn vải luôn được như mới.
Đây cũng là chất liệu rất dễ bắt lửa nên bạn cần chú ý cẩn thận khi may mặc. Cuối cùng là vải có giá đắt đỏ hơn nhiều so với các loại vải khác, đặc biệt là vải satin lụa cao cấp.

Ứng dụng của vải satin

May mặc

  • Váy cưới

Vào cuối những năm 1800, satin được ứng dụng phổ biến để sản xuất váy cưới. Tuy nhiên ngày nay chất liệu này không được ưa chuộng bằng vải ren trong váy cưới.

Những năm 1900, váy cô dâu và váy dạ hội trên khắp thế giới đều được may từ vải satin cao cấp.

Những năm 1900, váy cô dâu và váy dạ hội trên khắp thế giới đều được may từ vải satin cao cấp.

  • Đồ lót

Ngoài sự gợi cảm thì vải satin còn mang lại sự mềm mại cho người mặc. Chất liệu này được dùng phổ biến để may các loại đồ lót như áo lót, áo nịt ngực và quần lót vào những năm 1900. Ngoài ra với các chất liệu mới và giá cả phải chăng như polyester hoặc rayon, phụ nữ ở mọi tầng lớp đều có thể mua đồ lót bằng vải satin.

  • Trang phục quần áo

Ngày nay thì chất liệu này chủ yếu được dùng để may váy dạ hội, đầm khiêu vũ vì sự sang trọng, thanh lịch mà vải đem đến. Các phục kiện như dây cột tóc, khăn, vải bọc mũ nón,… cũng được người ta làm bằng vải satin.

Vải lụa satin cao cấp được dùng để may váy dạ hội, đầm khiêu vũ vì sự sang trọng, thanh lịch

Vải lụa satin cao cấp được dùng để may váy dạ hội, đầm khiêu vũ vì sự sang trọng, thanh lịch

Chăn ga gối

Nhờ vẻ ngoài óng ánh bắt mắt, độ bền cao và khó bám bụi. Vải satin rất được ưa chuộng trong ngành sản xuất chăn ga gối. Vải được dùng để may làm vỏ bọc bên ngoài.

Nhờ sự sang trọng và thanh lịch của vải lụa satin cao cấp sẽ làm tăng sự thẩm mỹ cho phòng ngủ của bạn

Nhờ sự sang trọng và thanh lịch của vải lụa satin cao cấp sẽ làm tăng sự thẩm mỹ cho phòng ngủ của bạn

Nội thất

Sở hữu các ưu điểm trên mà vải còn được ứng dụng phổ biến trong ngành nội thất. Chất liệu dùng để làm các sản phẩm như rèm cửa, vỏ bọc sofa, vỏ bọc đèn, thảm trải bàn,….

Vải sa tanh bền và chống bám bụi nên được ứng dụng phổ biến để may nội thất

Vải sa tanh bền và chống bám bụi nên được ứng dụng phổ biến để may nội thất

Bảo quản vải satin đúng cách

Cách bảo quản vải tốt nhất là vải nên được giặt khô để giữ độ bền.

Khi giặt bạn không nên vắt mạnh sẽ khiến vải mất hình dáng và vẻ đẹp ban đầu.

Không nên phơi vải quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hay dùng bàn ủi nhiệt độ cao vì vải không chịu được nhiệt độ cao.

Tạm kết

Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích về vải satin. Bên cạnh tìm hiểu về vải satin, nếu bạn có nhu cầu tư vấn và may mặc đồng phục resort , đồng phục spa hay đồng phục công ty, đừng ngần ngại liên hệ May mặc Nadi để chúng tôi hỗ trợ bạn sớm nhất có thể nhé!

 

Để lại một bình luận