Không chỉ riêng việc kinh doanh nhà hàng mà bất kì các công việc nào trong thực tế cũng phải thông qua bản kế hoạch. Từ đây ta có thể thấy được tầm quan trọng của quá trình mấu chốt này. Việc này thông thường phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô lẫn vi mô. Do đó hiện nay có rất nhiều bài viết đưa ra các quan điểm cùng các góc nhìn khác nhau về các bước lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Việc này sẽ dễ khiến người mới bắt đầu kinh doanh gặp khó khăn khi bắt tay vào bản kế hoạch cho đứa con tinh thần của mình.

Hiểu được điều đó, hôm nay, hãy cùng với May Mặc Nadi tìm hiểu qua các bước tổng quát nhất để lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng cũng như là điểm qua một số mẫu kế hoạch kinh doanh nhà hàng để tham khảo nhé!

Tại sao phải lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng?

Vậy thì trước khi bước vào các bước chính, bạn phải hiểu được tại sao chúng ta phải lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng? Việc lên kế hoạch sẽ giúp các bạn:

  • Đảm bảo được đúng tiến độ thực hiện, dễ theo dõi hơn.
  • Chuẩn bị các biện pháp ứng phó cho các tình huống phát sinh trong tương lai.
  • Hạn chế được các rủi ro trong tương lai.
  • Dự trù về mặt nguồn lực tài chính lẫn nhân công.
  • Tối ưu chi phí, tối đa doanh thu từ đó tăng lợi nhuận từ chiến lược giá kinh doanh nhà hàng.

Làm sao để lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng đơn giản nhưng vẫn hiệu quả?

Đây vẫn luôn là câu hỏi ngàn năm nhưng đối với mỗi đối tượng sẽ là một câu trả lời khác nhau. Bởi thế bạn có thể thấy rải rác trên khắp các diễn đàn và trang mạng, luôn có những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Quá trình lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng tùy thuộc vào quy mô, mục tiêu hay đơn giản là sở thích của chủ doanh nghiệp mà sẽ có những bước khác nhau. Nhưng nhìn chung, các bước đều phải đi qua lần lượt các giai đoạn sau đây:

  • Hình thành ý tưởng kinh doanh nhà hàng
  • Xác định mục tiêu kinh doanh
  • Nghiên cứu thị trường để mở nhà hàng
  • Thiếp lập các biểu đồ, sơ đồ có liên quan
  • Lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng
  • Thực hiện, theo dõi, kiểm tra và chỉnh sửa kế hoạch
Tầm quan trọng của việc lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Tầm quan trọng của việc lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng nói riêng và cho các doanh nghiệp nói chung.

Hình thành ý tưởng kinh doanh nhà hàng

Đây được xem là giai đoạn sơ khai của bảng kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Cũng như là khi trồng cây, muốn cây khỏe mạnh thì chúng ta phải có những hạt giống chất lượng được chắt lọc. Trong kinh doanh, việc lựa chọn các ý tưởng phát triển được xem là mấu chốt giúp quyết định sự thành công của cả một quá trình kinh doanh.

POPs và PODs

Không phải chỉ cần một ý tưởng độc đáo là sẽ nắm chắc được thành công trong tay. Ý tưởng có thể là ước mơ thuở bé của bạn nhưng đồng thời nó vẫn phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội theo từng thời đại. Một ý tưởng tốt sẽ đảm bảo được cả “Điểm tương đồng” (POPs) và “Điểm khác biệt” (PODs) của nhà hàng.

Điểm tương đồng chính là những điều kiện duy trì cho nhà hàng. POPs thường được hiểu như nhu cầu tối thiểu của khách hàng đối với doanh nghiệp. Thiếu đi POPs sẽ khiến người tiêu dùng không hài lòng. Nhưng nếu nhưng tăng nhân tố này sẽ không giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận từ động cơ mua của khách hàng. Ngược lại, điểm khác biệt là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tăng PODs bạn sẽ thúc đẩy được động cơ mua của khách hàng.

Ví dụ

POPs của nhà hàng bạn là những món ăn quen thuộc như salads, khai vị, khoai tây chiên,… Nước cũng phải đảm bảo các sự lựa chọn phổ biến như nước ngọt, nước suối,… Sẽ không một khách hàng nào hài lòng khi vào một nhà hàng hạng sang mà lại thiếu đi nước suối cả. Còn PODs sẽ là các món ăn đặc trưng (signature) hay concept của nhà hàng. Đây là lý do khiến khách hàng quay lại, phân biệt nhà hàng của bạn với các đối thủ cạnh tranh.

Xác định mục tiêu kinh doanh

Để có thể lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng xác với thực tế nhất thì bạn nên đặc ra mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến trình khi thực hiện kế hoạch. Đồng thời cũng sẽ dễ dàng đo lường hơn khi đến thời điểm kiểm tra, kiểm soát.

Kinh doanh nhà hàng hay bất kỳ doanh nghiệp nào khác, bạn nên đặc ra các mục tiêu lớn, dài hạn cho các vấn đề lớn sau:

  • Nguồn nhân lực
  • Nguồn tài chính: Vốn – Doanh thu – Lợi nhuận thông qua chiến lược giá kinh doanh nhà hàng
  • Thương hiệu
  • Thị trường
  • Dịch vụ, sản phẩm
  • Khách hàng mục tiêu

Và phải đảm bảo các mục tiêu bạn đặt ra phải đáp ứng các yếu tố SMART

  • S-pecific: Cụ thể
  • M-easurable: Đo lường được (định tính/ định lượng)
  • A-chievable: Khả thi, có thể đạt được
  • R-elevant: Liên quan đến nhau hoặc là Realistic (thực tế)
  • T-imebound: Giới hạn, cột mốc thời gian hay kỳ hạn.
Một ví dụ đơn giản cho các tiêu chí SMART.

Một vài ví dụ đơn giản cho các tiêu chí SMART giúp bạn dễ hiểu hơn.

Nghiên cứu thị trường để mở nhà hàng

Thực chất, giai đoạn “Nghiên cứu thị trường để mở nhà hàng” có thể thực hiện trước, sau hoặc song song với giai đoạn “Xác định mục tiêu kinh doanh”. Đó là vì chúng sẽ tác động lẫn nhau một cách trực tiếp lẫn gián tiếp.

Ta có thể hiểu rõ hơn vấn đề này trong một tình huống đơn giản sau. Thị trường kinh doanh nhà hàng Hồ Chí Minh đang ngày một náo nhiệt hơn vì sự gia tăng của du khách trong và ngoài nước. Đây là bước đệm giúp tăng nhu cầu ăn uống của khách hàng. Do đó mục tiêu kinh doanh phải dựa theo quy luật cung – cầu để được thiếp lập.

Nghiên cứu thị trường để mở nhà hàng, bạn cần nhắm đến các chủ thể:

  • Khách hàng mục tiêu
  • Đối thủ cạnh tranh

Ví dụ như nếu bạn kinh doanh gà rán hàng quốc tại thị trường kinh doanh nhà hàng Hồ Chí Minh. Khách hàng mục tiêu của bạn sẽ là giới trẻ yêu thích văn hóa Hàn Quốc và chuộng gà rán. Còn đối thủ cạnh tranh của bạn là Otoke, Don Chicken hay Chicken Plus,… Việc này sẽ giúp bạn có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và vị trí của bạn trên thị trường kinh doanh nhà hàng Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng sẽ quyến định đến chiến lược giá kinh doanh nhà hàng.

Thiết lập các biểu đồ, sơ đồ kinh doanh có liên quan

Sau khi đã liệt kê được các ý của 3 giai đoạn trên thì đã đến lúc chúng ta phải sắp xếp chúng lại thông qua các biểu đồ, sơ đồ. Thực chất trong kinh doanh có rất nhiều cách để bạn có thể hệ thống kế hoạch kinh doanh. Thế nhưng đơn giản nhất và hiểu quả nhất mà ta có thể nhắc đến đó chính là biểu đồ SWOT

  • S-trenth: Lợi thế, điểm mạnh, thuận lợi của nhà hàng.
  • W-eakness: Nhược điểm, điểm cần khắc phục.
  • O-pportunity: Cơ hội trên thị trường vi mô và vĩ mô.
  • T-hreat: Mối đe dọa đến từ môi trường trong và ngoài nhà hàng
Hiểu hơn về ma trận SWOT đình đám.

Hiểu hơn về ma trận SWOT đình đám và hiệu quả, phù hợp với nhiều mô hình khác nhau.

Từ bản SWOT trên, bạn có thể phân tích sâu hơn vào từng yếu tố. Tiêu biểu như ma trận rủi ro như hình minh họa bên dưới.

Ma trận rủi ro giúp doanh nghiệp có thể quản trị rủi ro, tối thiểu hóa thất thoát.

Ma trận rủi ro giúp doanh nghiệp có thể quản trị rủi ro, tối thiểu hóa thất thoát.

Việc hệ thống hóa các ý tưởng sẽ giúp bạn sắp xếp được kết quả của quá trình suy nghĩ, phân tích. Bởi vì các nhà khoa học đã chứng minh việc sử dụng biểu đồ, ma trận sẽ giúp bạn nắm được rõ vấn đề hơn. Đây sẽ là bản nháp để bạn có thể lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng hoàn chỉn nhất mà không thiếu sót bất kỳ yếu tố nào.

Lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Đã có được bản nháp sau các giai đoạn trên rồi thì bạn đừng chần chừ gì nữa, hãy tự tay lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng với lối thể hiện riêng của mình. Bởi vì đến lúc này, bạn chính là người làm chủ, người hiểu rõ nhất doanh nghiệp, tổ chức, nhà hàng của bản thân.

Bạn sẽ định hình được kế hoạch cho các phòng ban nhỏ, khác nhau như truyền thông marketing, kế toán tài chính, nhân sự, nhân viên bếp,…

Đối với nhà hàng – dịch vụ, mọi người vẫn áp dụng chiến lược 7Ps, bao gồm:

  • Product: Chiến lược Sản Phẩm
  • Price: Chiến lược Giá kinh doanh nhà hàng
  • Place: Chiến lược Phân phối
  • Promotion: Chiến lược Truyền thông, quảng bá
  • People: Chiến lược Con người (Khách hàng, nhân viên, đối thủ)
  • Process: Chiến lược Quy trình.
  • Physical Evidence: Chiến lược Cơ sở vật chất.

Chiến lược 7P không chỉ áp dụng riêng trong marketing mà còn trong cả kinh doanh, vận hành nói chung. Hãy đảm bảo là kế hoạch của bạn đủ chi tiết, rõ ràng để có thể truyền đạt đến các cấp nhỏ hơn. Nhân viên hiểu được mục tiêu, hướng đi và biết được việc làm cụ thể của mình và đồng nghiệp.

Thực hiện, theo dõi, kiểm tra và chỉnh sửa kế hoạch

Sau khi có bảng kế hoạch thì hãy bắt tay ngay vào hành động thôi! Chỉ có hành động mới có thể biến các kế hoạch trên giấy tờ trở thành hiện thực. Và bạn cũng đừng lo nếu như kế hoạch kinh doanh nhà hàng không tốt. Bởi vì trong quá trình vận hành, 100% sẽ xuất hiện các tình huống bạn không thể lường trước. Việc này là không thể tránh khỏi.

Do đó việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra là một điều không thể thiếu. Bạn có thể theo dõi, kiểm tra quá trình vận hành dựa trên các mục tiêu đã đề ra từ lúc đầu. Đây chính là lí do tại sao mục tiêu kế hoạch kinh doanh yêu cầu phải có thể đo lường được.

Đồng thời, hãy liên tục chỉnh sửa các mục tiêu . Bạn có thể chỉnh sửa bằng cách bổ sung hoặc thay thế những phương pháp khác nhau. Không một bản kế hoạch có thể hoàn hảo 100%. Thành công hay không sẽ còn phục thuộc vào khả năng thích ứng của bạn.

Một số mẫu kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Sau đây là một số mẫu kế hoạch kinh doanh nhà hàng tóm tắt mà bạn có thể tham khảo:

Phần đông chủ doanh nghiệp thường lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng với dạng văn bản với mục lục như trên.

Phần đông chủ doanh nghiệp thường lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng với dạng văn bản với mục lục như trên.

Hay đơn giản, tinh gọn và dễ hiểu hơn khi biểu diễn dưới dạng excel.

Hay đơn giản, tinh gọn và dễ hiểu hơn khi biểu diễn dưới dạng excel.

Việc giải thích bằng powerpoint cũng là một sự lựa chọn tối ưu mà bạn có thể tham khảo.

Việc giải thích bằng powerpoint cũng là một sự lựa chọn tối ưu mà bạn có thể tham khảo.

Tổng kết

Trên là cách lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng đơn giản, tóm gọn nhưng đảm bảo hiệu quả với tất cả mô hình kinh doanh. Đồng thời kèm theo một số mẫu kế hoạch kinh doanh nhà hàng tham khảo. Mong là những thông tin trên sẽ giúp bạn ngày một gần hơn với ước mơ kinh doanh của bản thân.

Nếu như bạn vẫn đang loay hoay, tìm kiếm một nơi cung cấp đồng phục nhà hàng chất lượng, giá gia công rẻ thì May Mặc Nadi chính là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn! Với hơn 500+ khách hàng lớn trong và ngoài nước tin tưởng như Vinmec, Baemin, P&G,… May Mặc Nadi tự hào là nguồn cung cấp toàn diện nhất về thời trang công ty, doanh nghiệp. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hoàn toàn miễn phí!

Để lại một bình luận