Kinh doanh Spa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, đăng ký xin giấy phép kinh doanh Spa sẽ đặc biệt hơn việc đăng ký kinh doanh đơn thuần. Theo đó, thủ tục đăng ký xin giấy phép kinh doanh mở spa cần những điều kiện nhất đinh gì? Hiểu rõ sự phức tạp trong việc đăng ký giấy phép kinh doanh Spa đối với bạn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thủ tục, điều kiện khi đăng ký giấy phép kinh doanh Spa. Hãy cùng NADI tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là ngành nghề đăng ký kinh doanh Spa, Chăm sóc sắc đẹp

Thế nào là ngành nghề đăng ký kinh doanh Spa, Chăm sóc sắc đẹp

Mã ngành nghề kinh doanh spa

Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh doanh thì các mã ngành đăng ký kinh doanh liên quan đến dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (Spa) bao gồm:

9610: Dịch vụ tắm hơi, massage, các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết nhóm này gồm:

  • Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…);

9631: Cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Chi tiết nhóm này gồm:

  • Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc
  • Các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ; phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi
  • Cắt, tỉa và cạo râu;
  • Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…

Loại trừ: Làm tóc giả được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào).

Do vậy, theo quy định pháp lý nêu trên, Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (Spa) là hoạt động chăm sóc sắc đẹp không gây chảy máu, không thực hiện phẫu thuật trên cơ thể con người giống như bệnh viện hay thẩm mỹ viện.

Thủ Tục Đăng Ký Xin Giấy Phép Kinh Doanh Mở Spa Cần Đáp Ứng Những Điều Kiện Gì?

Điều kiện 1: Điều kiện về nhân sự

Nhân sự trong cơ sở kinh doanh Spa phải đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Kỹ thuật viên tại cơ sở kinh doanh Spa phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên. Thêm nữa, những người đó phải thuộc một trong các chuyên ngành hoặc phải có chứng chỉ đào tạo các chuyên khoa như: phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền. Bác sỹ thuộc ngành nêu trên là người chịu trách nhiệm chuyên môn trong trường hợp có chỉ định thuốc.
  • Nhân viên, chuyên viên làm việc tại cơ sở kinh doanh Spa cần phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp và có thẩm quyền cấp nếu tiến hành thực hiện kỹ thuật xoa bóp.
  • Nhân viên, chuyên viên tại cơ sở phải mặc trang phục gọn gàng, sạch, đẹp và có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên đồng thời có ảnh 3 cm x 4 cm khi thực hiện kỹ thuật xoa bóp.
Điều kiện về cơ sở vật chất

Nhân viên làm đẹp Spa

Điều kiện 2: Điều kiện về cơ sở vật chất

Cơ sở kinh doanh Spa phải được xây dựng tại địa điểm cố định. Có điều kiện ánh sáng đầy đủ và tách biệt với nơi ở và nơi sinh hoạt gia đình.

Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ Spa có phòng xoa bóp phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Mỗi phòng xoa bóp phải lắp đặt chuông cấp cứu được bố trí một chiều từ phòng xoa bóp đến phòng bác sỹ hoặc quầy lễ tân;
  • Tại phòng Spa phải dán hoặc treo bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ được phóng to, dễ đọc.
  • Cơ sở Spa phải trang bị đầy đủ điều kiện vệ sinh để tiến hành việc chăm sóc khách hàng.
Điều kiện về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất Spa

Điều kiện 3: Đối với loại hình Spa không có các hoạt động massage/ xoa bóp

Đối với loại hình Spa không thuộc có hoạt động massage/ xoa bóp thì chủ cơ sở kinh doanh tiến hành đăng ký kinh doanh bình thường theo 2 phương thức như đã nêu trên. Sau khi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh thì cơ sở sẽ được bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Điều kiện 4: Đối với loại hình Spa có các hoạt động massage/ Xoa bóp

Đối với loại hình có các hoạt động massage/ Xoa bóp, Chủ sơ sở kinh doanh tiến hành đăng ký kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo nghị định số 96/2016/NĐ-CP;

Thứ hai, cơ sở kinh doanh Spa phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP Quy định về nội dung cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh.

Đối với loại hình Spa có các hoạt động massage/ Xoa bóp

Spa bấm huyệt, xoa bóp

Điều kiện 5: Đối với cơ sở kinh doanh spa có phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ

Đối với các cơ sở kinh doanh Spa có tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ. Cơ sở kinh doanh chỉ được thực hiện dịch vụ xăm, phun, thêu trên da, không gây tê dạng tiêm. Và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, cơ sở kinh doanh phải có địa điểm cố định và bảo đảm các điều kiện vệ sinh.

Thứ hai, cơ sở kinh doanh phải trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp. Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Thứ ba, chuyên viên/ nhân viên thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Bên cạnh đó, nhân viên/ chuyên viên phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề có thẩm quyền cấp.

Đối với cơ sở kinh doanh spa có phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ

Phòng phẫu thuật spa thẩm mỹ

Quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh Spa

Quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh Spa theo hộ kinh doanh:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của chủ hộ kinh doanh
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề Spa (công chứng). Giấy chứng nhận đã tham gia tập huấn An toàn Y tế phòng chống lây nhiễm (Công chứng).
  • Hợp đồng thuê mặt bằng.
  • Tờ khai thuế.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại phòng Tài chính – Kế hoạch của UBND cấp Huyện. Chủ Spa sẽ nhận Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong 5 ngày làm việc. Chủ Spa trực tiếp ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nộp lại Giấy biên nhận hồ sơ và nộp lệ phí. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, hãy liên hệ cơ quan tiếp nhận để được thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bổ sung bằng văn bản.

Quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh Spa thành lập công ty:

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên dự kiến, cổ đông dự kiến của công ty;
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật (02 bản sao y) và các thành viên, cổ đông góp vốn dư kiến vào công ty;
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân người được giám đốc ủy quyền làm thủ tục thành lập công ty.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch – Đầu tư)

Bước 3: Trong 3 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tạm Kết

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về ngành nghề kinh doanh Spa cũng như thủ tục xin giấy phép kinh doanh mở Spa cần những gì. Thật dễ dàng khi chúng ta nắm bắt được những thông tin bổ ích này trước khi đăng ký Giấy phép kinh doanh Spa đúng không nào. Hãy theo dõi website và fanpage của NADI để cập nhật thêm nhiều nội dung bổ ích trong tương lai nhé!

Xem thêm: Đồng Phục Salon Tóc – Tiệm Nails Đẹp Nhất Hiện Nay

Để lại một bình luận