Vải địa kỹ thuật dệt và kỹ thuật không dệt luôn là những khái niệm khá tương đồng về ngoại hình bên ngoài; nên để phân biệt điểm khác nhau của hai loại vải này thật sự không dễ dàng. Vì thế, việc so sánh vải địa kỹ thuật dệt và không dệt luôn là vấn đề nóng hổi; và được rất nhiều người trong ngành quan tâm như kỹ sư, chủ đầu tư, tư vấn xây dựng và các nhà thầu,. Chính vì điều này mà hiện nay, vẫn có khá nhiều người trong ngành nhầm lẫn; và hiểu sai về 2 loại sản phẩm này. Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt giữa 2 loại vải này? Cùng NADI tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!

Vải địa kỹ thuật dệt và không dệt

Hai loại vải này thường sẽ có những đặc điểm giống nhau và khác nhau.

Vải địa kỹ thuật là gì?

Được làm từ các nguyên liệu chính là PP hoặc PE; vải địa kỹ thuật là loại vải thường được dùng trong việc gia cố nền đường. Công dụng của chúng chính là nhằm phân cách, lọc, bảo vệ; và giúp thoát nước. Do đó mà loại vải này thường được ứng dụng trong mọi mặt của cuộc sống; từ các công trình thuỷ lợi đến giao thông và nông nghiệp.

Vải địa kỹ thuật thường được phân chia ra làm 3 loại chủ yếu:

  • Vải địa kỹ thuật dệt
  • Vải địa kỹ thuật không dệt: vải địa dệt PP, vải địa gia cường như GET5. GET10,…
  • Vải địa kỹ thuật phức hợp: là tổng hợp giữa vải địa kỹ thuật dệt và không dệt

Tuy được phân chia ra làm 3 loại rõ ràng; thế nhưng, trên thị trường hiện nay, vải địa chỉ được cung cấp và sử dụng rộng rãi là vải địa dệt và không dệt.

Những đặc điểm giống nhau giữa 2 loại vải dệt và không dệt

Về điểm giống đầu tiên, có thể nói 2 loại vải này đều có những thành phần khá tương đồng. Chúng được làm chủ yếu từ nguyên liệu sợi PP – Polypropylene; hoặc PE – Polyester nguyên sinh. Đây đều là những vật liều phổ biến; và đều có thể sản xuất tại Việt Nam.

Vải địa kỹ thuật dệt; và không dệt đều được sử dụng trong việc xử lý nền đất và cầu đường. Không chỉ vật, vì được làm từ những vật liệu chủ yếu từ nhựa; nên cả 2 loại vải này đều có khả năng gia cường, phân tách nền đất. Do đó mà nó có thể kháng được UV cùng các tia cực tím từ ánh năng mặt trời. Loại vải này thuật rất bền; và thân thiện với môi trường bên ngoài nên trong quá trình sử dụng sẽ không làm ảnh hưởng gì nhiều.

Đặc điểm khác nhau giữa vải địa kỹ thuật dệt và không dệt

Vải địa kỹ thuật không dệt

Cơ chế của vải:
  • Vải có lực kéo đứt thường 30KN/m trở xuống
  • Độ giãn dài hơn 40% khi ta tác dụng lực kéo đứt so với kích thước ban đầu của vải.
  • Kích thước các lỗ bên trong vải khá đồng đều có có khả năng thoát nước khá lớn cả về chiều dọc lẫn chiều ngang.
Công nghệ sản xuất:Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ gia nhiệt hiện đại; hoặc công nghệ xuyên kim nên vải dệt kỹ thuật sở hữu một khả năng thoát nước đến 3 chiều.
Màu sắc và hình dạng:Vải địa kỹ thuật không dệt ART có màu trắng. Vải địa kỹ thuật dệt TS có màu xám tro. Các sợi vải này được liên kết với nhau một cách ngẫu nhiên; bao gồm sợi vải liên tục và sợ vải không liên tục.
Ứng dụng của vải:Vải dệt kỹ thuật được sử dụng để lọc nước và làm lớp phân cách.

Làm lớp gia cương cho các công trình kè, đường và trồng cây.

Vải địa không dệt này thường được dùng phổ biến hơn vì ngoài tính lọc nước, nó còn có khả năng phân cách và gia cường nên được rất nhiều nhà thầu xây dựng, doanh nghiệp sử dụng trong các công trình thi công xây dựng.

Những công dụng tuyệt vời

Vải được dùng để phân cách trong cách công trình xây dựng.

Vải địa kỹ thuật dệt

Cơ chế của vải:
  • Vải dệt này sẽ bị giãn ra khi ta tác dụng lực kéo 25KN/m trở lên
  • Độ giãn sẽ bị giảm dưới 25% khi kéo đứt vải so với kích thước ban đầu.
  • Kích thước lỗ vải dễ bị xê dịch khi chúng ta tác động lực vào và vải này không cói khả năng thoát nước.
Công nghệ sản xuất:Loại vải này dệt được sản xuất trên dây chuyền công nghệ kỹ thuật kiểu PP và vải cường lực cao.
Màu sắc và hình dạng của vải:
  • Loại vải địa này được tạo nên từ các sợi vải đan xen một cách hợp lý cả về chiều ngang lẫn chiều dọc.
  • Vải có màu đen đối với PP25 – PP80, màu trắng với vải từ GET5 trở lên và vải PP50 thường có màu trắng và đen.
Ứng dụng của vải:Loại vải này dệt được dùng với mục đích gia cường cho nền đất. Vì không có khả năng lọc và thoát nước nên vải rất được ít khi sử dụng để làm lớp phân cách.

Chính vì những đặc điểm này nên loại vải này rất ít khi được sử dụng tại các công trình xây dựng.

Chất liệu bền bỉ

Những tác dụng này sẽ trợ giúp rất nhiều cho công trình.

Tổng kết

Vải địa dệt và không dệt là 2 loại vải khá tương đồng, chính vì thế mà chúng ta cần phải có sự phân biệt chắc chắn nhằm hạn chế lựa chọn nhầm loại vải không phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Qua những thông tin vừa chia sẻ, NADI hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về 2 loại vải dệt và không dệt. Biết cách phân biệt chính xác để có những lựa chọn phù hợp. NADI, chuyên kinh doanh và sản xuất các loại đồng phục với chất lượng tốt nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất nhé!

Trả lời