Vải cotton vốn đã rất nổi tiếng trong may mặc. Không chỉ đa dạng trong sự nổi bật chất lượng, mà còn về đa dạng loại. Vốn được biết đến trên khắp thị trường ngày nay, vậy có bao giờ bạn tò mò về loại vải này chưa ? Có bao nhiêu loại vải ngày nay ? Hay chúng thường được dùng để làm gì ? Hãy cùng chúng mình giải đáp những thắc mắc qua bài viết dưới đây.

1. Vải Cotton là gì ?

Vải cotton và sự đa dạng trong nhiều loại

Vải cotton và sự đa dạng trong nhiều loại

Được coi là một chất liệu có thành phần chính là từ những sợi bông tự nhiên, và vô vàn các chất hóa học tạo nên. Sợi Cotton thường được dùng để đan, dệt với độ dày mịn. Sợi vải được làm từ nguyên liệu chính từ sợi bông. Dựa trên từng tỉ lệ khác nhau mà nhà sản xuất sẽ cho ra từng loại vải khác nhau Được sử dụng nhiều từ xưa đến nay, một phần vì nó phù hợp với vóc dáng cơ thể, và thích nghi với mọi điều kiện khí hậu tốt.

2. Phân chia loại vải

Phân chia các loại vải

Phân chia các loại vải

2.1 Vải cotton (Jersey)

Vải Jersey thường được dùng 1 cây kim để dệt, giúp các sợi được dệt thẳng hàng.

Đặc điểm: Vải có một mặt trái hơi thô và 1 mặt phải rất mềm mại. Thường được dùng để may áo đồng phục, áo lớp … 

  • Vải cotton 100%:  Vải được dệt hoàn toàn từ cotton tự nhiên. Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, và mặc thoáng mát. Vải chỉ phù hợp để may áo nên nên cần phải pha thêm 3-5% sợi Spandex để tăng độ mềm, và tính đàn hồi cho vải
  • Vải cotton CVC(65% cotton, 35% PE): Thuộc loại vải cotton pha. Có tỉ lệ phần trăm cotton hơn 50% nên mặc rất mềm mại và thoáng mát. Tính đàn hồi của vải cao. Thành phần PE giúp vải có độ cứng cáp và dày dặn hơn.  
  • Vải cotton tici(35% cotton, 65% PE): Vải có khả năng thấm hút mồ hôi nhờ thành phần cotton. Sợi vải tici cứng cáp, ít nhăn rất phù hợp cho việc may quần áo thường ngày, quần áo thể thao.
  • Vải SU(100% PE): Vải được dệt từ sợi Polyester nhân tạo. Vải SU có bề mặt trơn bóng, không có lông. Vải có khả năng thoát ẩm tốt, và mau khô. Vải không được làm từ sợi cotton nên không có khả năng thấm hút mồ hôi.

2.2 Vải cá sấu (Pique)

Vải được dệt theo kiểu cá sấu (Pique). Vải khá dày, mắt vải to, và có khả năng co giãn 4 chiều. Vải mặc thoáng mát, phù hợp cho việc may áo thun Polo, áo cổ trụ, …

  • Vải cá sấu 100%: Được dệt từ sợi cotton tự nhiên. Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, và mặc thoáng mát. 
  • Vải cá sấu 65/35 cotton: Với tỉ lệ cotton 50% nên mặc rất mát mẻ, thoáng mát. Thành phần PE giúp vải trở nên cứng cáp hơn.
  • Vải cá sấu Poly: Vải được dệt 100% từ sợi Poly. Để tăng tính đàn hồi cho vải, người ta sẽ pha thêm 3-5% sợi Spandex co giãn tốt.
  • Vải cá sấu PE: Vải được làm từ sợi PE nhân tạo. Có khả năng co giãn rất tốt, và độ bền cao.

2.3 Vải cá mập

Vải được làm từ sợi cotton, và được dệt theo kiểu cá mập. Sợi vải khá dày. Mắt vải khá bền và chắc. 

Đặc điểm : Vải chỉ có khả năng co giãn 2 chiều. Độ đàn hồi kém nên chỉ phù hợp để may áo thun Polo, hay áo thun cổ bẻ cho nam.

  • Vải cá mập 65/35 Cotton:  Là loại vải được pha với tỉ lệ 65% cotton và 35% PE. Vải mặc thoáng mát, và sợi vải cứng cáp hơn rất nhiều nhờ sợi PE.
  • Vải cá mập PE:  Được làm 100% sợi PE nhân tạo. Vải có độ bền cao, và khả năng thoát ẩm tốt, rất phù hợp để may quần áo thề thao.

3. Cách nhận biết vải cotton :

1. Phân biệt thông qua các giác quan :

  • Đối với vải thun chuẩn Cotton : Sợi vải sẽ dễ gấp nếp và khi vò sẽ dễ bị nhăn theo nếp. Khi chạm sợi vải sẽ mềm mại, nhưng không có độ rũ như những sợi vải khác
  • Đối với vải thun pha : Sẽ không nhàu vải khi chúng ta vò

2. Phân biệt thông qua phương pháp nhiệt học :

  • Đôi với vải 100% Cotton :  Lấy một mẫu vải nhỏ và đem đi đốt. Sợi vải sẽ cho ra màu hồng, khói xám, và sau cùng là chất hết.
  • Đôi với vải pha Cotton : Lấy một mẫu vải nhỏ và đem đi đốt. Do thành phần có pha sợi Poly (PE) nên khi cháy vải sẽ có mùi nhựa và mùi khét. 

3. Phân biệt nhờ khả năng thấm nước :

  • Đôi với vải 100% Cotton :  Độ thấm nước nhanh. Sẽ thấm hết trên toàn bộ mặt vải.
  • Đôi với vải pha PE : Độ thấm nước của chất vải chậm do tính chất Poly (PE). Và độ loan ra xung quanh không đều.
Ưu và nhược điểm của vải

Ưu và nhược điểm của vải

4. Ưu và khuyết điểm của vải cotton

1. Ưu điểm

  • Khi mặc sẽ cảm thấy thoải mái, thoáng mát bởi khả năng thấm hút tốt.
  • Giá của sợi vải rẻ hơn so với các loại pha sợi khác. Ngoài ra, nguyên liệu dễ tìm và có sẵn.
  •  Sợi vải có độ bền cao. Khi giặt khô, có thể bỏ vào máy giặt và sử dụng cả chất tẩy rửa.

2. Khuyết điểm

Hiện tại giá loại vải 100% vẫn còn khá cao, nên người tiêu dùng không tin dùng nhiều. Thay vào đó, mọi người sẽ lựa chọn cotton pha với sợi Spandex giúp vải trở nên mềm hơn, với giá phải chăng

5. Ứng dụng của vải cotton

Được các thương hiệu thời trang đánh giá cao và đưa vào sản xuất nhờ khả năng thấm hút cao, và độ thông thoáng bền màu. Sợi vải mềm mại, thoáng mát rất thích hợp dùng để may vỏ chăn ga gối. Đem đến một giấc ngủ sâu thoải mái cho mọi người dùng.

Tạm kết 

Qua bài viết trên, NaDi đã có thể cung cấp mọi thông tin cho mọi người một cách trọn vẹn nhất. 

NaDi hiện nay có nhiều mẫu đồng phục nhà hàng may sẵnđồng phục phòng khám may sẵn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Hãy liên hệ số 0916 23 28 23 để được NaDi tư vấn chọn vải, chọn mẫu theo nhu cầu bạn nhé! 

Trả lời