Là một loại vải thô cứng có nguồn gốc xa xưa từ sợi thực vật, vải bố đến nay vẫn đóng một vai trò quan trọng trong thời trang và đời sống. Vải bố canvas, vải 3D chụp ảnh chính là những sản phẩm đó. Trong bài viết hôm nay hãy cùng NADI đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Vải bố là vải gì? Đồng thời khám phá những đóng góp của loại vải này trong đời sống hiện nay nhé!
Vải bố là vải gì?

Cây gai dầu (Hemp) dùng để tước thân lấy sợi dệt vải từ hàng nhìn năm trước Công Nguyên,
Vải bố là vải gì? Theo Wiki, vải bố (canvas) là một loại vải dệt từ sợi của cây gai dầu. Đặc điểm dễ nhận thấy của loại vải này nằm ở kết cẩu sợi đan hình chữ thập. Với các sợi đan thô sờ vào có cảm giác ráp tay rất rõ ràng.
Nguồn gốc xuất xứ
Vải bố được cho là xuất hiện vào năm 3000 TCN, khi người Trung Quốc lần đầu tiên kéo sợi từ cây gai dầu để làm dây thừng.
Đến năm 1500 TCN, người Ấn Độ thêm sợi bông vào dệt cùng với sợi gai dầu. Kỹ thuật này giúp vải mềm hơn trước nhưng vẫn bền bỉ và chắc chắn.
Mãi cho đến thế kỷ XVII, nhờ sử dụng và cải tiến máy móc mà vải mềm mại hơn, Đồng thời là nguyên liệu tạo nên những cánh buồm lớn cho ngành hàng thủy. Mỹ chính là quốc gia góp phần công nghiệp hóa vải cotton thô này theo dây chuyền sản xuất đại trà và xuất khẩu đến nhiều thị trường quốc tế.
Quy trình dệt vải
Để làm ra những tấm vải hoàn chỉnh cần đủ 3 bước:
- Kéo sợi.
- Dệt vải – Xử lý hóa học.
- Nhuộm – Hoàn thiện vải.
Đa phần vải hiện nay được làm 100% từ sợi cotton. Sợi cotton sau khi được đánh bông sẽ trải qua quá trình kéo sợi thô và hồ sợi.Nhằm mục đích giúp sợi bóng đẹp hơn và thuận tiện cho việc dệt vải.
Loại vải cotton thô này là tổ hợp cấu trúc của sợi ngang và sợi dọc. Sơ phẩm sau đó sẽ được nấu trong hỗn hợp hóa chất ở nhiệt độ và áp suất cao. Cuối cùng ở quá trình dệt là tẩy trắng màu sắc tự nhiên của sợi. Tẩy và nấu vải giúp loại bỏ tạp chất tự nhiên để vải có độ bền và độ mịn tốt hơn.
Vải bố thành phẩm thường có màu nâu đậm đến nâu nhạt. Ngày nay do nhu cầu lớn hơn nên vải bố thường được nhuộm màu cho phù hợp với thị hiếu thị trường.
Ưu nhược điểm của vải bố
Loại vải này rất nhẹ, bền và dễ dàng bảo quản mà không sợ nhăn. Bên cạnh đó, nhờ được xử lý kỹ thuật nên đa phần sản phẩm hiện nay đều chống thấm, chống cháy tốt. Đây còn là loại vải không những rẻ mà còn cực kỳ thân thiện với môi trường nữa nhé!

Túi môi trường từ vải canvas đang rất được ưa chuộng. Nhừo vẻ đẹp mộc mạc, tính bền bỉ và thân thiện với môi trường.
Tuy vậy, vải cũng có một số nhược điểm như:
- Giặt phơi lâu khô.
- Bề mặt thô ráp không thích hợp cho những làn da nhạy cảm.

Rèm cửa vải thô giúp tránh nắng, tránh nhiệt tốt đồng thời tạo nên một nét đẹp thô mộc gần gũi cho không gian sống.
Nó là nguyên vật liệu ưa thích để sản xuất vật liệu trang trí nội thất. Có thể kể đến như vải bọc ghế sô pha, vải rèm cửa, thảm trải sàn, khăn trải bàn, bao đựng cây xanh…

Sô pha bọc bố sang trọng, thoáng mát và bền bỉ với thời gian.
Từ thế kỉ thứ XV, vải bố canvas đã được dùng trong nghệ thuật vẽ tranh với vai trò là nền cho các bức vẽ sơn dầu. Ngày nay, những tấm vải 3D chụp ảnh sản phẩm để bán hàng online cũng được làm từ loại vải này.
Phân loại vải bố
Vải bố đã có những sự cải tiến rất xa so với tấm vải mộc mạc thuở sơ khai. Tuy nhiên, vải vẫn giữ lại những đặc tính rất riêng không thể nhầm lẫn. Chính những đặc tính này đã giúp chúng ta phân biệt đồng thời phân loại chúng một cách dễ dàng.
Phân loại vải bố theo độ dày

Thưa, vừa và dày là 3 loại kết cấu của loại vải thô cotton này.
Theo độ đày có thể chia loại vải này 3 loại. Đó là vải bố thưa, vừa và dày. Nói cách khác, định lượng của sợi vải khác nhau sẽ tạo nên các chất vải khác nhau.
Hiện nay trên thị trường có các loại định lượng phổ biến như sau:
- Định lượng 14oz được làm từ 100% sợi polyester.
- Định lượng lần lượt là 4oz, 6oz và 12oz: đây là loại vải được làm từ 100% sợi cotton.
- Định lượng 18oz được làm từ 100% cotton.
- Định lượng 12oz: với cấu tạo bao gồm 35% polyester và 65% cotton.
Phân loại vải bố theo bảng thành phần

Càng pha nhiều sợi nhân tạo thì vải càng mềm dẻo, mịn mượt và khó phân hủy hơn.
Bảng thành phần tạo nên vải sẽ quyết định không những kết cấu, độ bền mà còn ở giá thành của sản phẩm. Ví dụ:
- Vải dệt sợi tổng hợp gồm nylon và PE rất bền và khó phân hủy. Được ứng dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.
- Vải dệt từ 100% sợi gai dầu chống ẩm mốc tốt, độ bền cao, được sử dụng để làm bạt che, dây thừng và bao tải là chủ yếu.
- Vải dệt từ sợi lanh là nguyên liệu để làm nên loại vải bố canvas. Đây là loại vải thường được dùng trong vẽ mỹ thuật và có giá thành rất cao.
- Vải dệt từ sợi cotton được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Dòng vải này vẫn có độ bền cao trong khi giá thành lại rẻ hơn nhiều so với vải lanh. Và được sử dụng vô cùng phổ biến, nhất là trong các mặt hàng thời trang, vải 3D chụp ảnh, túi vải mĩ nghệ.
Phân loại thông qua màu sắc

Bạn chọn vải thô mộc hay nhuộm màu?
Có hai loại vải bố thường gặp khi dùng màu sắc để phân loại:
- Vải bố mộc không dùng chất nhuộm màu nên thường có sắc nâu từ đậm đến nhạt.
- Vải bố màu được nhuộm các màu sắc đa dạng và cũng được thêm phụ gia giúp vải mịn và mềm hơn.
Kết
Hy vọng bài viết hôm nay của NADI đã cung cấp những thông tin thú vị về một trong các loại vải cotton thô có tuổi đời lâu năm nhất trong lịch sử loài người.
Nếu bạn có nhu cầu may đồng phục văn phòng, đồng phục phòng khám, đồng phục spa hãy liên hệ NADI để tận hưởng chất lượng dịch vụ tốt nhất nhé!