Giới thiệu thực đơn là công đoạn vô cùng quan trọng trong quy trình phục vụ khách tại nhà hàng. Việc tư vấn thực đơn hiệu quả sẽ giúp khách dễ lựa chọn món hơn. Bên cạnh đó khách sẽ đánh giá cao tính chuyên nghiệp của nhân viên và nhà hàng. Vậy đâu là cấu thành của một menu nhà hàng hấp dẫn? Đó chính là 3 yếu tố: Món ăn – Hình ảnh món ăn và mô tả món ăn. Trong bài viết này, NADI sẽ hướng dẫn bạn cách giới thiệu về món ăn trong nhà hàng cao cấp sao cho hấp dẫn và lôi cuốn nhất nhé!
Vì Sao Phải Giới Thiệu Về Thực Đơn Của Nhà Hàng?
- Giới thiệu về thực đơn của nhà hàng là quy trình theo đúng tiêu chuẩn phục vụ trong mảng dịch vụ ẩm thực cao cấp. Thể hiện được tính chuyên nghiệp của nhà hàng.
- Ngoài ra, giúp thực khách có được thông tin tổng quát về các món ăn, thức uống. Đây là thế mạnh phục vụ của nhà hàng khi tiết kiệm thời gian cho khách khi phải tự tìm hiểu.

Giới thiệu về thực đơn của nhà hàng là quy trình theo đúng tiêu chuẩn phục vụ trong mảng dịch vụ ẩm thực cao cấp
- Bên cạnh đó còn giúp thực khách dễ dàng chọn đúng món phù hợp với sở thích. Hạn chế chọn nhầm món không vừa miệng, có thành phần gây dị ứng…
- Đây cũng là hình thức marketing hiệu quả cho nhà hàng, góp phần nâng cao doanh thu.
Hướng Dẫn Cách Giới Thiệu Về Món Ăn Trong Nhà Hàng Cao Cấp – Nghệ Thuật Trong Từng Con Chữ
Giới thiệu về món ăn của nhà hàng đầy đủ thông tin nhưng ngắn gọn, với ngôn ngữ đơn giản
Theo nguyên tắc chung thì phần mô tả món ăn phải bao gồm: những thông tin như thành phần nguyên liệu; cách thức chế biến; hay đối tượng sử dụng (ăn chay, dị ứng,…). Vì khi viết đầy đủ, khách hàng sẽ càng dễ dàng có khung mẫu tham khảo. Từ đó lựa chọn món ăn nhanh chóng, phù hợp với khẩu vị của họ hơn.
Thế nhưng, phần mô tả dù cung cấp đủ thông tin. Nhưng độ dài cũng nên được giới hạn ở một khoảng chữ nhất định. Để khách hàng đủ “bình tĩnh” đọc. Bởi không một ai muốn trải nghiệm việc gọi món sau khi phải đọc từ 2 đến 3 đoạn văn dài dòng cả. Lý tưởng nhất, phần mô tả chỉ nên gói gọn trong từ 140~260 ký tự. Con số này đã được 62% người đọc trong một báo cáo đã đồng ý với nhận định này.

Viết mô tả đầy đủ thông tin nhưng ngắn gọn, với ngôn ngữ đơn giản
Ngoài ra, khi giới thiệu về thực đơn của nhà hàng đừng sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành. Bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng đến thực khách trong quá trình gọi món. Hãy thay thế những từ quá khó, không phổ biến bằng từ ngữ đơn giản. Đảm bảo tính dễ hiểu cho phần mô tả. Theo như khuyến cáo, ngôn ngữ đọc – viết ở trình độ lớp 8 sẽ là phù hợp nhất; để bạn sử dụng khi viết cho tất cả người đọc phổ thông.
Giới thiệu món ăn của nhà hàng đính kèm định danh địa phương vào phần mô tả
Pizza Neapolitan, bò Kobe, hay nấm Shiitake,… là những món ăn được đính kèm với tên địa danh. Bởi việc đính kèm những định danh địa phương vào phần mô tả sẽ ngay lập tức thể hiện được chất lượng; và giá trị thực tế của món ăn. Đây là một lời khuyên nhỏ, nhưng rất khôn ngoan. Vì hơn 72% thực khách hiện nay đang lựa chọn thực phẩm qua yếu tố chất lượng.

Bò Kobe thượng hạng
Thế nhưng bạn nên lưu ý rằng không nhất thiết phải “ném” vào bàn mô tả của mình những định danh quá nổi tiếng; nhưng lại không đúng với bản chất của món ăn. Giờ đây, khách hàng cũng có xu hướng ủng hộ những doanh nghiệp địa phương hơn. Nên việc giới thiệu về thực đơn của nhà hàng có thể sử dụng những định danh dân dã như nguồn gốc của món ăn; hay nguyên liệu cũng hoàn toàn chấp nhận được. Chẳng hạn như Bò gác bếp Tây Bắc hay Cá hồi Sapa,…
Sử dụng những tính từ kích thích vị giác
Nếu chưa được nếm thử thì dù món ăn có chông ngon miếng đến đâu, thực khách cũng khó có thể cảm nhận được. Do đó để giải quyết được vấn đề này, phần giới thiệu về món ăn của nhà hàng nên sử dụng những tính từ mạnh. Đóng vai trò như chất xúc tác vị giác, khiến khách hàng cảm thấy thèm thuồng; ngay cả khi chưa hề có cơ hội “động đũa”.

Sử dụng những tính từ kích thích vị giác
Khi sử dụng những tính từ như “mềm mại”; “tan chảy” hay “đậm đà”. Chắc chắn sẽ đánh thức được giác quan của người đọc. Nhờ vậy, phần mô tả món ăn trên trở nên sinh động hơn. Bạn có thể “vẽ” ra một bức tranh chi tiết về hương vị món ăn. Để thôi thúc khách hàng phải trải nghiệm dùng thử.
Chia sẻ về câu chuyện đằng sau món ăn
“Khách hàng không mua sản phẩm, họ mua một phần câu chuyện các thương hiệu kể”! Đây là chiến lược kinh doanh đã làm nên tên tuổi những thương hiệu tiếng tăm như: Coca Cola; Pepsi hay Starbucks. Bởi vì đây là chiến lược kinh doanh tuyệt vời và thông minh. Theo nghiên cứu, có tới 55% người tiêu dùng ấn tượng. Và sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ nhiều hơn nếu được dẫn dắt bằng những câu chuyện.

Gordon Ramsay – đầu bếp nổi tiếng nhất thế giới và những câu chuyện về món ăn xoay quanh ông
Học hỏi từ đây, bạn có thể lồng ghép những câu chuyện vào phần giới thiệu về món ăn của nhà hàng để lôi kéo thực khách “rút ví”. Những câu chuyện xoay quanh món ăn có thể lây cảm hứng từ:
- Đằng sau sự ra đời của món ăn trong.
- Lịch sử hình thành của món ăn.
- Hay thậm chí là câu chuyện về nhân vật đã tạo ra món ăn.
Tuy nhiên, dù lấy cảm hứng từ đâu. Thì câu chuyện món ăn cũng nên thống nhất về mặt hình ảnh và thương hiệu. Chẳng hạn, thương hiệu của bạn đang định hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp. Với nhận diện sang trọng thì không nên thêm thắt những câu chuyện mang màu sắc quá dân dã, bình dân.
Tạm Kết
Chu toàn kể cả từ những yếu tố nhỏ nhất như giới thiệu về thực đơn của nhà hàng. Sẽ giúp bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh kinh doanh mạnh mẽ hơn nhiều so với những đối thủ “non nớt”. Hy vọng với hướng dẫn cách giới thiệu về món ăn trong nhà hàng cao cấp trên đây. Bạn đã có thêm cho mình kiến thức để xây dựng một menu hút khách cho nhà hàng của mình. Và đừng quên theo dõi website và fanpage của NADI để cập nhật thêm nhiều nội dung bổ ích trong tương lai nhé!
Xem thêm: Đồng Phục Nhân Viên Buồng Phòng Và Tiêu Chí Không Nên Bỏ Qua