Tạm bỏ qua tình hình dịch bệnh chúng ta phải làm việc tại nhà; tính chất công việc nine-to-five đã buộc dân công sở phải luôn giao tiếp với đồng nghiệp 8 tiếng mỗi ngày. Biết cách giao tiếp là một lợi thế, bởi từ đó các mối quan hệ chốn văn phòng và công việc của bạn sẽ suôn sẻ hơn. Hãy tham khảo các nguyên tắc trong giao tiếp công sở dưới đây. Bạn sẽ nhận ra rằng giao tiếp nơi công sở không phải điều gì quá khó.
Giao tiếp thông minh nơi công sở: Chú trọng từng lời nói
Điều đầu tiên của các nguyên tắc trong giao tiếp nơi công sở là chú trọng lời nói. Với môi trường văn phòng, việc gặp phải trường hợp người mới hoặc nhân viên cấp dưới lớn tuổi hơn mình không phải là hiếm. Thay vì thể hiện mình là cấp trên, hãy lựa chọn cách xưng hô làm sao thể hiện được sự tôn trọng; tôn trọng cấp dưới, tôn trọng cấp dưới lớn tuổi hơn mình là cách giao tiếp thông minh nơi công sở. Cẩn trọng từng lời nói là bí quyết xây dựng mối quan hệ giữa đồng nghiệp trong cùng một công ty với nhau.
Xưng hô theo độ tuổi thay vì cấp bậc là lựa chọn thông minh trong tình huống này. Với đồng nghiệp lớn tuổi hơn hãy xưng hô với họ là anh/chị; với đồng nghiệp bằng tuổi bạn có thể gọi tên họ. Nhưng tuyệt đối, dù là đồng nghiệp nhỏ tuổi hơn, bằng tuổi hay với cấp dưới lớn tuổi hơn; bạn cũng không nên nói chuyện trống không nhé. Cách nói chuyện như thế khá là bất lịch sự. Thay vào đó, xưng hô với người khác một cách tôn trọng giúp bạn nâng cao uy tín của mình; đồng thời nhận lại được sự tôn trọng từ phía đồng nghiệp.

Chú trọng trong lời nói cũng có nghĩa là bạn nên dùng giọng điệu chân thành khi giao tiếp với người khác. Cách nói mỉa mai khiến bạn qua cái nhìn của người khác là người luôn đố kỵ với đồng nghiệp. Đây chắc chắn là điểm trừ vô cùng lớn trong khi làm việc ở môi trường công sở.
Các nguyên tắc trong giao tiếp công sở: Luôn chân thành và thẳng thắn
Chân thành và thẳng thắn chính là điều bạn cần thể hiện khi muốn trở thành người có cách giao tiếp thông minh nơi công sở. Có chính kiến riêng, chân thành khi trò chuyện mà không giả tạo để làm hài lòng đối phương; sẽ không khiến cuộc trò chuyện lâm vào cảnh khó xử. Trong trường hợp bạn không hài lòng về cách làm việc hay bất kỳ điều gì của đồng nghiệp; đừng tỏ thái độ khó chịu. Thay vào đó, hãy thật khéo léo góp ý cho họ về những điều bạn chưa hài lòng; để cho đồng nghiệp cảm nhận được sự chân thành của bạn; để mối quan hệ ngày càng tốt hơn.
Việc quan sát thái độ của người đối diện chính là cách giao tiếp thông minh nơi công sở. Biết được người đối diện đang cảm thấy như thế nào là để dung hòa cảm xúc của mọi người khi đối thoại. Họ có đang thật sự có thời gian để lắng nghe câu chuyện của bạn không? Môi trường công sở là để làm việc chứ không phải là nơi để mọi người tán gẫu. Nên hãy chắc chắn rằng đồng nghiệp của bạn không ngập đầu trong việc; nếu không muốn mình trở thành người chuyên đi quấy rầy người khác nhé!

Mặc dù vẫn có những lời nói dối thiện chí; nhưng các quy tắc trong giao tiếp công sở là chân thành; không nói dối trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bởi nói dối khi tạo ra hiểu lầm có thể phá vỡ một mối quan hệ, khiến bạn trở thành người không đáng tin cậy trong mắt người khác.
Tránh xung đột khi không cùng quan điểm
Việc không cùng quan điểm là điều không quá khó để thấy khi làm việc trong môi trường công sở. Điều này là chuyện rất đỗi bình thường; khi mỗi người có một ý kiến, cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau về một vấn đề nào đó. Nhưng việc biến những quan điểm riêng vốn trở thành xung đột cá nhân trong công ty lại là một điều tối kị cần tránh trong các nguyên tắc trong giao tiếp công sở.
Bất kì ai trong một cuộc tranh luận cũng đều muốn bảo vệ quan điểm của bản thân. Cứ giữ khư khư ý kiến của mình, nhất là trong khi cả hai đang nóng giận sẽ chỉ dẫn đến sự căng thẳng; mà không thật sự giải quyết được vấn đề. Hãy đợi đến khi mỗi người đều bình tĩnh để ngồi lại với nhau và giải quyết vấn đề. Hãy gặp gỡ trực tiếp, chia sẻ quan điểm trên tình thần xây dựng và đầy thiện chí. Đây là cách giao tiếp thông minh nơi công sở; cũng là cách để cùng nhau phát triển trong công việc.

Nói không với việc nói xấu người khác
Dù là khi đi làm hay đi học, đã ở trong một tập thể; việc bạn thích hay ghét một người là chuyện rất bình thường. Nhưng việc khiến người bạn ghét trở thành người bị bàn tán sau lưng lại là một câu chuyện khác. Nếu như không thể góp ý với người đó trước mặt; bạn đừng nên nói xấu sau lưng. Bởi hệ quả của việc này là bạn trở thành người luôn dựng chuyện nói xấu người khác; các đồng nghiệp khác có thể sẽ cảm thấy e dè khi tiếp xúc với bạn.
Cách giao tiếp thông minh nơi công sở là dành thời gian để hiểu; hiểu cách làm việc, cách giao tiếp của những người đồng nghiệp để chung sống trong môi trường công sở. Bạn sẽ cảm thấy rất thoải khi đi làm bởi môi làm việc tích cực; mối quan hệ với cấp trên, với đồng nghiệp sẽ khiến bạn thêm yêu công việc của mình.
Hi vọng qua bài viết này bạn đã biết được vai trò của giao tiếp. Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc giao tiếp thông minh nơi công sở không phải là điều gì đó quá khó khăn. Hãy đối xử với mọi người bằng lòng chân thành; tự khắc bản thân bạn cũng sẽ nhận được sự chân thành.